NHẬN XÉT VỀ TỰ TRUYỆN NGƯỜI LÍNH KHỐ ĐỎ

**Thông tin về cuốn tự truyện Chuyện Một Người Lính Khố Đỏ của Phạm Khải Tri được lưu trữ trong văn khố của những trường Đại Học Mỹ và Singapore:

           - Harvard University

           - Yale University

          - Berkeley University

          - Cornell University

          - University Of California

          - University Of Washington Libraries

          - ISEAS-Yousof Ishak Institute (Singapore)

 

    Nguồn :        https://www.worldcat.org/title/chuyen-mot-ngi-linh-kho-o-t-truyen/oclc/502290170

                           https://catalog.hathitrust.org/Record/102469665

 

 

1.

    Vào một ngày cuối thu 2008, có một ông già gầy g̣, dong dỏng, râu tóc bạc phơ rụt rè gơ cửa Chi nhánh Nhà xuất bản QĐND tại TP Hồ Chí Minh, tay ôm tập giấy khổ A4 sạch sẽ. Đó là tác giả Phạm Khải Tri, hiện cư ngụ tại ấp Nhị Ḥa, xă Hiệp Ḥa, thuộc Biên Ḥa, Đồng Nai. Bản thảo được nhà văn Nguyễn Minh Ngọc đón nhận biên tập. Và kết quả ngoài sự mong đợi của tác giả, đứa con tinh thần của “người lính khố đỏ” được ra mắt bạn đọc trong dịp kỷ niệm 34 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

    Xuyên suốt tác phẩm là thân phận của một con người luôn khát khao hướng thiện, vậy mà ngay từ tuổi thanh xuân, anh ta đă bị cuốn vào ḍng xoáy của lịch sử. V́ hoàn cảnh quá cơ cực mà phải vào lính khố đỏ để mong có chút tiền lương c̣m mang về giúp người mẹ ốm đau, bệnh hoạn. Số phận xô đẩy người lính trôi dạt sang cả đất Trung Quốc, vào Nam ra Bắc. Ḷng ngay thẳng và chính trực đă khiến anh từ chối việc nhập quốc tịch Pháp và đi đào tạo sĩ quan. Khi người Pháp thua trận, cả gia đ́nh người lính này phải di chuyển vào miền Nam. Hiện thực tàn nhẫn được tác giả phơi bày dưới một ng̣i bút hết sức trầm tĩnh, khách quan. Bị đồng ngũ lừa dối, bị đẩy đến bước đường cùng, bị người quen quay lưng, không thể đền nổi món tiền 300.000 đồng, người lính buộc phải đào ngũ và kiếm sống bằng cách đi bán dao cạo râu với đá lửa trên đường phố Sài G̣n. Đau khổ, nhục nhă và chán chường, nhưng anh ta luôn giữ được phẩm cách cứng cỏi của ḿnh, quyết không làm điều ác, không hành động trái với lương tâm, đạo lư.

  Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đ́nh người lính này bắt đầu cuộc sống mới, dẫu c̣n nhiều vất vả nhưng đích thực là của chính ḿnh. Họ được ngẩng cao đầu để khẳng định nhân cách, phẩm giá của ḿnh. Sau khi tự nhận: “Đời tôi là đời chiến bại, v́ mới bước vào đời đă nhầm đường lạc lối, không người dẫn dắt”, tác giả khép lại cuốn sách với niềm tin vào tương lai tươi sáng, như là cái kết có hậu cho một cuộc đời thăng trầm, đầy trần ai.

   Bước qua tuổi 80, sau nhiều năm nghiền ngẫm, nung nấu, tác giả Phạm Khải Tri đă hoàn thành cuốn tự truyện. Lần đầu tiên trong đời cầm bút, nhưng thật bất ngờ, với giọng điệu chân thực và mộc mạc, văn phong trong sáng, giàu h́nh ảnh, có thể coi Chuyện một người lính khố đỏ là một cuốn sách lạ và hay.

NGUYỄN LAN CHI

 

2.

      Lâu nay, gần như bạn đọc chỉ mới được tiếp cận với mảng hồi ức, hồi kư của các vị lănh đạo cùng các tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là mảng sáng chủ đạo,giúp người đọc hiểu thêm về giá trị cũng như tầm vóc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.Tuy nhiên, sẽ là đầy đủ và khách quan hơn khi có thêm những trang viết của những người từng một thời phải chịu đứng ở bên kia chiến tuyến. Nói cách khác, đây là mảng hồi ức của những kẻ chiến bại, ngơ hầu góp thêm một cách nh́n đa chiều, tôn vinh giá trị của độc lập tự do mà mà bao thế hệ người Việt Nam đă phải đánh đổi bằng xương máu.

       Xuyên suốt tác phẩm là thân phận của một con người luôn khát khao hướng thiện, vậy mà ngay từ tuổi thanh xuân anh ta đă bị cuốn vào ḍng xoáy của lịch sử. V́ hoàn cảnh quá cơ cực mà phải đăng lính khố đỏ để mong có chút tiền lương c̣m mang về giúp người mẹ ốm đau, bệnh hoạn. Số phận xô đẩy người lính trôi dạt sang cả đất Trung Quốc, vào Nam ra Bắc. Ḷng ngay thẳng và chính trực đă khiến anh từ chối việc nhập quốc tịch Pháp và đi đào tạo sĩ quan. Khi người Pháp thua trận, cả gia đ́nh người lính phải di chuyển vào miền Nam theo công vụ. Hiện thực tàn nhẫn được tác giả phơi bày dưới một ng̣i bút hết sức trầm tĩnh, khách quan. Bị đồng ngũ lừa dối, bị dồn đến bước đường cùng, bị người quen quay lưng, không thể đền nổi món tiền 300.000 đồng, người lính buộc phải đào tẩu khỏi hàng ngũ "cảnh sát quốc gia" và lang thang kiếm sống bằng cách đi bán dao cạo râu với đá lửa trên đường phố Sài G̣n. Đau khổ, nhục nhă và chán chường, nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào, anh ta cũng vẫn giữ được phẩm cách cứng cỏi của ḿnh, quyết không làm điều ác, không hành động trái với lương tâm, đạo lư.

      Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đ́nh người lính này bắt đầu cuộc sống mới, dẫu c̣n nhiều gian nan vất vả nhưng đích thực đó là cuộc sống của chính ḿnh. Họ được ngẩng cao đầu để khẳng định nhân cách, phẩm giá con người. Tác giả khép lại cuốn tự truyện với niềm tin ở tương lai tươi sáng, như là cái kết có hậu cho một cuộc đời thăng trầm.

      Bước qua tuổi 80, tác giả Phạm Khải Tri sau nhiều năm nghiền ngẫm, nung nấu đă cho ra mắt cuốn tự truyện "Chuyện một người lính khố đỏ" với lối kể mộc mạc, văn phong trong sáng, giàu h́nh ảnh. Đây là một cuốn sách lạ và hay.

      Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

    NHÀ XUẤT BẢN

    QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

 

3.

 Tự truyện của một người lính khố đỏ

Cập nhật lúc 21:59, Thứ Sáu, 08/05/2009 (GMT+7)

Xưa nay, công chúng thường quen với hồi kư của các vị lăo thành cách mạng. Ở đây tự truyện của một người lính khố đỏ phục vụ cho quân đội Pháp phần nào giúp người đọc có cái nh́n toàn diện, đầy đủ, khách quan hơn về chiến tranh. Bên cạnh đó, tuy viết về đề tài chiến tranh, song tự truyện không mang nhiều mùi khói súng mà lại mang lại một sức gợi mạnh mẽ trong ḷng người đọc.

 

Đong đầy trong 300 trang viết, cuốn truyện về một người lính khố đỏ (NXB Công an nhân dân 2009) của Nguyễn Khải Tri (hiện sống tại TP.Biên Ḥa) là nỗi đau của một cuộc đời nhiều thăng trầm, từ chiến tranh, do chiến tranh mà có. Đó là nỗi cơ cực của một gia đ́nh bữa đói bữa no với người mẹ già đau yếu đă buộc anh thanh niên 18 tuổi phải rời ghế nhà trường để về phía bên kia chiến tuyến. Đó cũng là nỗi đau của anh thanh niên v́ chiến tranh phải rong ruổi vượt biên Trung Quốc, phiêu bạt vào Nam ra Bắc để rồi đánh mất mối t́nh đầu. Và đó là nỗi ám ảnh khôn nguôi về kế sinh nhai, về lẽ thiệt hơn, về nhân t́nh thế thái... Qua lăng kính nhân văn, những anh Tri, anh Viễn... hay bất cứ người lính khố đỏ nào trong truyện đều mang trong ḿnh ḍng máu Việt, và đều là những nạn nhân của chính sách thâm độc "dùng người Việt đánh người Việt" mà thực dân Pháp đă tiến hành trên đất nước ta.

 

Tự truyện phác họa bức tranh, mà ở bên kia chiến tuyến là một xă hội phức tạp, nhũng nhiễu, đẩy một người luôn hướng thiện, ngay thẳng, tự trọng đến bước đường cùng, phải kết thúc cuộc đời binh nghiệp của ḿnh bằng cách đào tẩu. Chính từ khốn khó đó, độc giả ngưỡng mộ hơn ở nghị lực vươn lên và trách nhiệm làm cha, làm chồng của người viết...

 

Với lối viết chân phương giản dị, Nguyễn Khải Tri đă trầm tĩnh ghi lại hành tŕnh phong ba của đời ḿnh. Trong hơn 80 năm của cuộc đời, tác giả gặp nhiều con người để rồi gợi nhiều suy nghĩ về t́nh đời, t́nh người, lúc huy hoàng cũng như phút sa cơ lỡ vận...

Lâm Viên

Bài viết trên Báo Đồng Nai: http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/200905/tu-truyen-cua-mot-nguoi-linh-kho-do-2055104/

 

 

4.

 

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Chuyện một người lính khố đỏ

Hai hôm nay tôi dành thời gian đọc hết cuốn sách lạ, có tên là " Chuyện một người lính khố đỏ" tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, do NXB Quân đội nhân dân ấn hành năm 2009.
Tôi có được cuốn này lạ nhờ blog. Các bác c̣n nhớ cách đây chừng 2 tháng tôi có một bài viết về Lính Khố đỏ nhân đọc Gia phả. Ít ngày sau, nhận được tin nhắn qua PM của bạn tuyettinhcocchu cho hay, "có một cuốn sách của một người từng là lính khố đỏ viết và tác giả hiện c̣n sống, anh cho xin địa chỉ để em gửi tặng một cuốn".
Thật là tuyệt, tôi ghi địa chỉ và mong, nếu có được cả chữ kư người tặng và tác giả th́ quư quá. Ít lâu sau, tôi nhận được cuốn " Chuyện một người lính khố đỏ" qua Bưu điện, người gửi là KTS Nguyễn Quốc Lanh  ( tức tuyettinhcocchu ) ở Biên Ḥa - Đồng Nai.  Cuốn sách có chữ lời tặng của KTS Lanh và ḍng chữ " Trân trọng kính tặng ông Nguyễn Phan Khiêm - báo Công Lư và gia đ́nh", có chữ kư của tác giả PKT.
Tôi nhắn cám ơn KTS Lanh nhưng hôm nay đọc xong mới viết entry này để một lần nữa trân trọng cảm ơn bạn Lanh và nhất là cám ơn cụ Phạm Khải Tri, tác giả cuốn sách rất hay, tuổi đă ngoại 85, đă tặng cho kẻ hậu sinh xa lạ những chữ trân trọng đến thế.
Cuốn tự truyện thật hấp dẫn, từ đầu đến cuối. Tác giả kể lại cuộc đời ḿnh, một người quê gốc Bắc Ninh, do ông nội Cần vương mà gia đ́nh lưu lạc ra Móng Cái lập nghiệp... Sinh trong thời loạn lạc, những năm 20 đầu thế kỷ trước, Phạm Khải Tri dấn thân vào binh nghiệp làm Lính Khố đỏ. Mặc dù học trường Tây, nói tiếng Pháp rất tốt nhưng anh lính Phạm Khải Tri, thầy cai "thổ mừ" luôn giữ cốt cách con nhà Nho, theo phong cách ông nội và những lời dạy bảo của người mẹ hiền mà ông rất mực thương yêu.
Trong thời loạn lạc, nhố nhăng giữ được ḿnh không lấm láp là rất khó, giữ tư cách kiểu Nho gia c̣n khó hơn nhưng ông đă giữ được, dù không ít lần phải trả giá. Ông đă dắt bạn đọc đi hết cuộc đời binh nghiệp của ông từ giữa thế kỷ trước cho đến 1975, qua các miền đất nước và đến tận hôm nay.
Cốt cách Nho gia ấy làm chuẩn mực ứng xử cho ông, dù là trong cuộc chiến. Có lần binh lính bắt giữ mấy người dân qua đêm, trong đó có một cô gái trẻ 16-17 tuổi, ông nghĩ tối nay bọn lính thế nào cũng làm bậy, hăm hiếp cô gái, ông nói nhỏ với cô gái đến nằm với ông. Cô gái nghe lời và suốt đêm đó ông nằm quay lưng vào lưng cô gái, cố giữ không cho động chạm, chăn không được bùng nhùng và chỉ sợ nhỡ vô ư chạm vào cô gái bất chợt la lên trong đêm hôm th́ ông sẽ không biết thanh minh thế nào, chưa kể chuyện c̣n đến tai vợ... Nhưng ông đă làm được, sang hôm sau cô gái được thả về. Khi đó, có lẽ ông chưa đến tuổi 30.
Cũng cách ứng xử ấy, sau này ông gặp nhiều khó khăn khi có những tên chỉ huy tham lam, vơ vét, trục lợi... mà loại quan chức đó thời nào cũng rất nhiều..
Cuộc đời ông là một chuỗi những gian nan, lận đận, những lần chuyển đơn vị, rồi những hoạn nạn bất ngờ ụp tới. Ông đă vẽ nên chân dung nhiều những người ông đă gặp trong suốt cuộc chiến, thân sơ, đậm nhạt khác nhau. Nhưng có lẽ tử vi của ông cung Nô không tốt, nên có khi ngay cả những người chịu ơn ông cũng bạc.
Thân phận ông cũng như thân phận những người cùng trang lứa, dù ở trong Nam hay ngoài Bắc đều gian nan, vất vả như thế, không mấy ai được an nhàn...
Cuốn tự truyện như cuốn phim hay và nó nhắc nhở ta một điều không mới, nhưng không bao giờ cũ, là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải sống cho tốt, cho trong sạch.
Cuốn sách c̣n có giá trị tư liệu quư giá về Lính Khố đỏ, sắc lính đặc trưng Đông dương, đă lùi vào dĩ văng mà do chính nhân chứng kể lại.
Mặc dù là người cầm bút nghiệp dư và cao tuổi nhưng Phạm Khải Tri viết với một văn phong mạch lạc, truyền cảm và rất hiện đại. Hiện đại ở chỗ không rườm rà, lan man mà rất cô đọng, trong sáng. Văn ông trẻ hơn tuổi ông rất nhiều.
Cuốn sách là một món quà quư, một kỷ niệm mà bạn tuyettinhcocchu, người định chui vào hang tuyệt t́nh với thiên hạ, lại ra khỏi hang, gửi tặng tôi, người ít khi vào trang của bạn, không phải là rất lạ hay sao. Có lẽ nhờ cưới vợ, mà KTS Lanh đă lại dan díu với cuộc đời.
Cuối cùng xin kính chúc cụ Phạm Khải Tri mạnh khỏe, an vui với con cháu. Cụ đă trải qua một cuộc đời phong phú, thấm đẫm mồ hôi và nước mắt nhưng đă làm được nhiều việc nhân nghĩa, hẳn cụ sẽ được hưởng những trái ngọt của đàn con hiếu thảo và xă hội đang đổi thay mang đến.

            

                 * Toro Nguyễn (Báo điện tử  congly.vn)

 

Nguồn : http://toronpk.blogspot.com

 

5.

      Nhiều người trong chúng ta đă từng nghe nói về lính khố đỏ. Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu rơ về lính này? Tự truyện CHUYỆN MỘT NGƯỜI LÍNH KHỐ ĐỎ của cụ PHẠM KHẢI TRI đă cho chúng ta một câu trả lời đầy đủ để giải toả thắc mắc về vấn đề này. Cũng qua tự truyện này mà chúng ta có dịp hiểu biết thêm về một giai đoạn lịch sử đen tối của đất nước trong bối cảnh bị sâu xé bởi thực dân Pháp & phát xít Nhật. Phần chính của tự truyện nói về cuộc đời của cụ từ lúc c̣n nhỏ ở làng, đi học, đi lính … cho đến giai đoạn cuối đời với bao nỗi truân chuyên, ba ch́m bẩy nổi của một kiếp người. Tuy thế, cuộc đời dù có thăng trầm như biểu đồ h́nh” sin “. Đang từ điểm cực đại rớt xuống điểm cực tiểu th́ cụ vẫn giữ được tấm ḷng chính trực, nhân ái, bao dung. Đó là phong cách của một nhà nho với tinh thần Khổng Mạnh mà cụ đă được hấp thụ từ thuở thiếu thời.
Thay mặt cho những người yêu Audio Book, chúng tôi thành kính thắp nén hương ḷng để tưởng nhớ cụ & nhân đây cũng xin được bầy tỏ ḷng ngưỡng mộ & trân quư về “ tự truyện “ mà cụ đă để lại cho đời. Một di sản quư mà kinh nghiệm xương máu của cuộc đời cụ thấm đẫm trong từng trang giấy là những bài học lớn để lớp hậu sinh chúng tôi học hỏi.
Chân thành cám ơn nhạc sĩ PHẠM CHINH ĐÔNG, trưởng nam của tác giả đă chuyển thể tự truyện này sang Audio Book để phổ biến rộng răi tác phẩm quư này đến với mọi người.
Với ḷng quư mến & trân trọng.

... Dù chỉ là một người b́nh thường” không có danh phận “, nhưng nghe qua tự truyện cuộc đời cụ th́ quả thật đây là cuộc đời của một người ngoại hạng, không tầm thường chút nào.
- Tuy chưa một lần cầm bút, nhưng qua tự truyện cụ đă diễn đạt cuộc đời ḿnh trên trang giấy bằng một bút pháp điêu luyện, dạt dào ư t́nh khiến người nghe phải xúc động. Hơn thế, bằng bố cục chặt chẽ, lối viết hấp dẫn, lôi cuốn, tự truyện của cụ đă tạo ra một hấp lực riêng cuốn hút người nghe từ tập đầu tiên đến tập cuối.
- Những sự kiện xảy đến trong đời cụ dù đă trôi qua hơn nửa thế kỷ thế mà có những chi tiết rất nhỏ, cụ vẫn nhớ để đưa vào tự truyện chứng tỏ cụ là người có một trí nhớ thật tuyệt vời & là một người thông minh ít người sánh kịp.
- Qua tự truyện chúng ta thấy cụ là một người rất t́nh cảm, giầu ḷng nhân ái, sống thủy chung có trước có sau & đặc biệt là người con chí hiếu, thật khó t́m trong thời đại hiện nay.
Một người ” không có danh phận “, nhưng có được biết bao ưu điểm hiếm quư ấy, quả là người đáng để cho chúng ta trọng kính, ngưỡng mộ. Cụ chính là tấm gương sáng để hậu thế học hỏi noi theo.

...Hồi kư được viết ra thường là do tướng, tá, chính trị gia … etc … Nói chung th́ đây là tṛ chơi dành cho những người có “ danh phận "( chữ mà bạn Vandon dùng ). Viết hồi kư thường là để tự “ bốc thơm “ đánh bóng tên tuổi chính ḿnh hoặc viết để ngụy biện, chạy tội với lịch sử…
Cũng do nhu cầu tự đề cao “ cái tôi “( ego ) lớn lao như vậy nên nhiều người tuy không viết được cũng ráng chạy chọt tiền bạc để thuê người khác viết, rồi in ấn phát tặng mọi nơi( kể cả các thư viện ). Do đó, những sự kiện được nêu trong những hồi kư này thường thiếu tính khả tín. Nói ngắn gọn th́ những hồi kư này chỉ chứa “ một nửa sự thật “. Người Nga có câu:” Một nửa ổ bánh ḿ vẫn là nửa ổ bánh ḿ, nhưng một nửa sự thật là sự giả dối.
Hồi kư của của cụ Phạm Khải Tri th́ rất khác. Được viết ra bởi một người rất b́nh thường như hàng triệu người khác trong xă hội. Nói theo bạn Vandon th́ đó là “ hồi kư của kẻ không có danh phận “. Tuy thế, so với bao hồi kư đă xuất bản th́ nó lại có một giá trị riêng, chiếm vị trí hàng đầu về tính trung thực. Đọc xong hồi kư này, chúng ta thương cảm cho cuộc đời đầy gian truân ch́m nổi của cụ. Đồng thời lên án những người có tâm địa xấu khi lạm dụng ḷng tin yêu, t́nh nhân ái của kẻ khác để trục lợi bất chấp mọi hậu quả để lại.

Hiền Dũng (Grand Prairie, Texas)

6.

Cảm ơn tác giả đă để lại cho đời một tác phẩm giá trị.
Cám ơn nhạc sĩ Phạm Chinh Đông đă đọc tác phẩm này.

Luckyman 2001

7.

Không những là và hay,mà c̣n rất trung thực.....Thường người viết hồi kư chỉ là những người có "danh phận" hoặc các nhân vật đă có danh tiếng (lẫn tai tiếng) nhưng tác phẩm này th́ khác. Rất mong các cao thủ trong diễn đàn sưu tầm và chia sẻ. Cám ơn dunghiencao đă không coi nhẹ một hồi kư của kẻ không có danh phận trong hồi kư này....

vandon

8.

Tự truyện của tác giả là khúc ca bi tráng của thân phận con người trong thời vận nước suy vong. Dù gặp bao sóng gió cuộc đời, vẫn luôn cố đứng thẳng, vươn lên.
Cám ơn tác giả & người đọc.

panda2012 (30 Aug 2015)